Không đề
Một thuở nọ, cách đây đã nhiều đời, có một nhóm các vị bồ tát thường xuyên làm từ thiện. Đi cùng các vị bồ tát ấy, có một kẻ học trò. Đứa học trò này từ vô lượng đời trước thường hay leo cây này mà chuyền cành kia, cầm trái cây này ăn mà mắt lại nhìn trái khác. Thật là giống một con khỉ. Nhờ sự dẫn dắt của các bồ tát, nó lấy đạo Giác làm nền tảng tu tập cho mình, nay tuy thỉnh thoảng vẫn còn chuyền cây này cành kia nhưng đã bắt đầu nhận thức chuyền cành mà không thấy có tướng chuyền cành, hái quả mà không thấy có tướng hái quả. Nó tập tành nhận thức tay nắm nhánh cây mà không để tâm dính mắc ở nhánh cây, tay hái quả mà không để tâm dính mắc nơi quả. Nó tập nhìn quả và cành cây như thị tướng, như thị tánh, như thị thể, như thị nhân, như thị duyên, như thị quả, như thị bổn mạc cứu cánh... Rồi đến một ngày nọ, nơi chỗ tạm trú mưa, kẻ học trò đi vào thiền định, nó xoay cái tánh thấy của mình vào nội tâm, liền đó từ hư không, một vị bồ tát xuất hiện trông uy nghi, trang nghiêm mà lại rất từ bi. Thoạt đầu còn ngờ ngợ, sau chưa đầy cái chớp mắt, kẻ học trò liền nhận ra đó chính là Diệu Âm bồ tát. Vị bồ tát này vốn chẳng ai xa lạ với kẻ học trò. Nhớ thuở xưa, trong thời đức Phật Thích Ca giảng kinh Pháp Hoa, có một sư cô pháp danh Diệu Hạnh đã dẫn nó đến dự pháp hội và đã gặp Diệu Âm bồ tát tại đó. Kể từ ấy tới nay kẻ học trò vẫn thường vời vị bồ tát ấy ghé thăm cõi Tâm mình.
"...Kinh Tứ Thập Nhị Chương có thuật chuyện Đức Phật Thích Ca hỏi các thầy Tỷ kheo:
- Đời người sống trong bao lâu?
Một thầy đáp:
- Trong vài ngày.
Đức Phật bảo:
- Ông chưa hiểu đạo.
Một vị khác nói:
- Trong khoảng một bữa ăn.
Đức Phật cũng bảo:
- Ông chưa hiểu đạo.
Một vị khác nói:
- Đời người chỉ dài trong một hơi thở.
Đức Phật khen vị ấy rằng:
- Hay thay, ông mới là người hiểu đạo..."
Kẻ học trò nghe xong, bèn hân hoan vô cùng, cõi tâm bừng sáng, bao nhiêu là hầm hố chông gai, gò đống bỗng hóa thành đất bằng phẳng dễ đi. Nhiều chỗ tối tăm nơi tâm địa cũng được soi sáng như ban ngày, không còn tò mò nghi hoặc.
Sau đó, kẻ học trò bèn quay nhìn ra xung quanh, nó thấy...
Các vị bồ tát mà nó đi bên cạnh bấy lâu, từ vô số đời trước đến nay nhờ phát tâm từ thiện, các vị đến làm từ thiện mà không thấy có tướng đến làm từ thiện. Vì không thấy có tướng làm từ thiện nên không sanh tâm tham làm từ thiện. Vì không sanh tâm tham làm từ thiện nên chẳng tham kiếm của cải vật chất dù là để làm từ thiện. Vì thế mà các vị có an lạc, không có sân si này kia... Vì không sân si nên các vị đến làm từ thiện trong hoan hỷ, xong rồi các vị ra về cũng trong hoan hỷ. Tuy nói là ra về mà không thấy có tướng ra về.
Các vị đến và đi như thế.
Các vị bồ tát ấy từ nhiều đời đã thường nấu các loại thực phẩm cúng dường chúng sanh. Vì không sanh tâm phân biệt nên các vị thường nấu các loại vật thực tinh sạch. Vì không phân biệt đồ mình ăn hay đồ cung dưỡng chúng sanh nên thức ăn được nấu theo cách như nấu cho chính mình ăn vậy. Các vị vì tùy thuận chúng sanh mà nấu thịt cá mà không sanh tâm sát sanh, nấu đồ ăn nêm nếm đủ loại gia vị mà không sanh tâm phân biệt vị ngon cho nhà ta, vị dở cho nhà ngươi. Vì cũng không sanh tâm phân biệt vật phẩm bố thí và vật phẩm dùng cho bản thân nên món ăn các vị mang đến bố thí đều là đồ tươi ngon, chẳng phải đồ thừa, đồ nguội lạnh, đồ thải, đồ cũ... Các vị nấu ăn từ thiện mà không thấy có tướng nấu ăn từ thiện. Gọi là nấu ăn từ thiện vậy thôi.
Các vị bồ tát lại cũng trong vô lượng đời từng cung dưỡng nước uống cho chúng sanh. Nước ấy tuy ở thế gian, khi thì có tên gọi là nước sâm, khi là chanh muối, khi là trà đường, lại có lúc là sinh tố mít nhưng tất thảy đồng một tính nước thanh tịnh. Vì các vị không sanh tâm phân biệt nước cho người và nước cho mình nên nước uống từ thiện ấy chẳng phải là nước thừa thải, chẳng phải là lấy đại trên sông mà nước ấy được nấu chín kỹ càng, rồi pha thêm các vị ẩm phẩm, thực phẩm sao cho ngon lành, bổ dưỡng, vệ sinh không khác gì nước uống dành cho chính mình.
Các vị bố thí nước mà chẳng thấy có tướng bố thí nước. Gọi là bố thí nước vậy thôi.
Lòng dạ hoan hỷ vô cùng, kẻ học trò thỉnh xin Diệu Âm bồ tát dạy cho bài pháp. Vì có nhân duyên, Diệu Âm bồ tát kể một câu chuyện:
"...Kinh Tứ Thập Nhị Chương có thuật chuyện Đức Phật Thích Ca hỏi các thầy Tỷ kheo:
- Đời người sống trong bao lâu?
Một thầy đáp:
- Trong vài ngày.
Đức Phật bảo:
- Ông chưa hiểu đạo.
Một vị khác nói:
- Trong khoảng một bữa ăn.
Đức Phật cũng bảo:
- Ông chưa hiểu đạo.
Một vị khác nói:
- Đời người chỉ dài trong một hơi thở.
Đức Phật khen vị ấy rằng:
- Hay thay, ông mới là người hiểu đạo..."
Kẻ học trò nghe xong, bèn hân hoan vô cùng, cõi tâm bừng sáng, bao nhiêu là hầm hố chông gai, gò đống bỗng hóa thành đất bằng phẳng dễ đi. Nhiều chỗ tối tăm nơi tâm địa cũng được soi sáng như ban ngày, không còn tò mò nghi hoặc.
Sau đó, kẻ học trò bèn quay nhìn ra xung quanh, nó thấy...
19/5/03 |
Các vị đến và đi như thế.
19/5/03 |
19/5/03 |
Các vị bố thí nước mà chẳng thấy có tướng bố thí nước. Gọi là bố thí nước vậy thôi.
19/5/03 |
Có các vị bồ tát từ nhiều đời trước tuy hiện thân sử dụng những cỗ máy tính toán nhưng tâm cư xử với chúng sanh không toan tính. Có vị hiện đời làm nghề thu tiền bá tánh mà tâm chẳng toan tính lấy cho riêng mình. Có vị hiện đời làm nghề buôn bán mà chẳng sanh tâm buôn gian bán dối. Có vị hiện thân bị bệnh mà tâm không bệnh, mặc cho sức khỏe có bề bất ổn mà tâm vẫn bình thản, không ngại ra công giúp đỡ chúng sanh, xác định rõ việc từ thiện là chẳng bao giờ hết nên còn sức thì vẫn còn làm. Bởi thế mà các vị không sanh tâm phân biệt, không ngại nắm tay chúng sanh hỏi han ân cần, các vị không thấy có vách tường chướng ngại, không thấy có hàng rào cách ngăn, không thấy có khoảng cách giữa người với người là bao nhiêu mét, không thấy có địa vị xã hội thấp cao...Đơn giản là cái nắm tay chân thành và nụ cười an lạc. Lại có vị hiện thân Việt kiều, tuy sống xa quê mà chẳng quên làm từ thiện, chẳng quên mình là người Việt, vì thế mà thường làm ngoại hộ thiện tri thức mà cũng vừa làm cả đồng hạnh thiện tri thức, thường giúp đỡ tài vật, ủng hộ tinh thần, tạo điều kiện cho người khác làm từ thiện, tu tập. Có vị hiện thân là thầy, cô làm giáo thọ thiện tri thức, có vị hiện thân làm bạn bè, làm anh, chị, làm con cháu để cùng ủng hộ tài vật và tinh thần từ thiện... Các vị bồ tát ấy cũng đối với chúng sanh bình đẳng, thường không phân biệt Tôi - Người, không phân biệt Tỉnh táo-Tâm thần, cũng không phân biệt Giàu-Nghèo, Sang-Hèn, Nước trong - Nước ngoài,.v.v...
19/5/03 |
Lại có các vị bồ tát phát tâm từ bi, thường trong nhiều đời mang đến sự an ủi, sẻ chia nụ cười, chào hỏi chúng sanh. Các vị thường lắng nghe tiếng nói thế gian, tiếng nói chúng sanh rồi quay lại lắng nghe tiếng nói của lòng mình như một vị bồ tát Quán Thế Âm rồi tùy hỷ mà hành thiện. Chúng sanh buồn các vị lắng nghe rồi an ủi. Chúng sanh khát nước, các vị tặng chúng sanh nước, chúng sanh đói bụng, các vị tặng chúng sanh cơm. Các vị hiểu rõ muốn cứu độ chúng sanh thì trước hãy cứu chúng sanh đã...Các vị hiểu rằng bố thí tài vật chỉ là một phần nhỏ trên hành trình hành thiện của mình nên không sanh tâm kiêu mạn, không tính "điểm từ thiện", không đòi hỏi trả công,... Các vị hiểu rằng việc từ thiện vốn là việc làm của ba đời nên chẳng gấp gáp mà cũng không trễ nải. Các vị cứ đến và đi như thế.
Các vị hiểu rằng làm từ thiện không có tướng làm từ thiện nên không chấp vào làm từ thiện. Gọi là làm từ thiện vậy thôi.
Trước cảnh tượng ấy, kẻ học trò lòng dạ hết sức hoan hỷ bèn mời Diệu Âm bồ tát ở lại đây thêm vô lượng đời nữa. Diệu Âm bồ tát im lặng nhận lời.
Nhận xét
Đăng nhận xét